Trường Mầm non Thanh Minh thành phố Điện Biên Phủ tổng kết 5 năm thực hiện Đề án Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020
TRƯỜNG MẦM NON THANH MINH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.
Thực hiện kế hoạch số 436/KH-PGDĐT-GDMN ngày 26 tháng 5 năm 2020 của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố về Kế hoạch tổng kết 5 năm thực hiện Đề án Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020. Ngày 26/6/2020 trường mầm non Thanh Minh tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Đề án Tăng cường tiếng việt cho trẻ mầm non giai đoạn 2016 – 2020. Tham dự buổi tổng kết có các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường và 17 đồng chí giáo viên trong toàn trường .
Các đồng chí CBQL, GV được nghe đồng chí Vũ Thị Hồng Thắm – Hiệu trưởng nhà trường báo cáo tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng việt cho trẻ em mầm non trường mầm non Thanh Minh giai đoạn 2016 – 2020.
Đồng chí Vũ Thị Hồng Thắm - Hiệu trưởng đọc báo cáo tổng kết đề án tăng cường tiếng việt cho học sinh DTTS
Kết quả nhà trường đã đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng việt: Công tác tuyên truyền.
Hằng năm nhà trường đã vận động, huy động tối đa trẻ 0- 5 tuổi ra lớp, tỷ lệ trẻ 3- 5 tuổi ra lớp đạt 100 %, tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt trên 50 %, năm học 2019 - 2020 huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 66.3 % vượt chỉ tiêu Phòng Giáo dục giao 16.8 %.
100% trẻ em dân tộc thiểu số trong nhà trường được lồng ghép tăng cường tiếng Việt thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục trong ngày phù hợp với từng độ tuổi.
Tăng cường học liệu, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi và xây dựng môi trường tiếng Việt.
Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi, vẽ tranh…các hoạt động của trẻ ở nhóm, lớp đều có đồ dùng trực quan, giáo viên tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, khám phá với những đồ dùng, nguyên vật liệu qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng việt một cách tốt nhất.
Giáo viên đã phối hợp với phụ huynh làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo, mang bản sắc dân tộc , các đồ chơi làm từ nguyên vật liệu gần gũi với địa phương như tre, nứa làm rổ, rá, mẹt, lu cởi, cầu khỉ,... các đồ chơi làm từ vải vụn như quả còn, quả Pao, trang phục quần áo dân tộc, cha mẹ trẻ đã sưu tầm, đóng nộp các nguyên vật liệu từ thiên thiên như sỏi, đá, lá, hột hạt,...đã qua sử dụng để giúp cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải nghiệm theo chủ đề. Các nhóm, lớp đã phối hợp với phụ huynh tổ chức lao động để cải tạo cảnh quan môi trường lớp học tại các điểm trường.
Nhà trường thường xuyên rà soát, bổ sung, thay thế các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đã cũ không đảm bảo an toàn, không còn giá trị sử dụng, không đủ tiêu chuẩn trong phục vụ giảng dạy, các hoạt động vui chơi; cung cấp đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho các lớp.
Giáo viên làm đồ chơi, vẽ tranh tường
Phối hợp với phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi, lao động tạo môi trường giáo dục.Các cây, hoa trong khuân viên của nhà trường được gắn tênMôi trường bên ngoài nhà trường có chữ cái, chữ số cho trẻ được học mọi lúc mọi nơi
Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện TCTV cho CBQL, GVMN.
19/19 cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với trẻ em vùng dân tộc thiểu số, phù hợp với chương trình giáo dục mầm non bồi dưỡng thường xuyên qua các buổi họp hội đồng sư phạm, chuyên môn, tự bồi dưỡng. Tổ chức các hoạt động TCTV cho trẻ mầm non.
100% trẻ em dân tộc thiểu số trong trường được lồng ghép dạy tăng cường tiếng Việt thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục trong ngày đảm bảo phù hợp với từng độ tuổi.
Tổ chức hoạt động học cho trẻ lồng ghép dạy TCTV cho trẻ
100% giáo viên chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp tiếng việt, cho trẻ tập nói tiếng việt trong hoạt động phát triển ngôn ngữ và lồng ghép tích hợp mọi lúc mọi nơi; lựa chọn nội dung phù với đặc điểm vùng miền, tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ.
Cho trẻ tiếp xúc với sách truyện ở mọi lúc mọi nơi
Cô khuyến khích trẻ giao tiếp bằng tiếng việt trong giờ HĐG
100% học sinh dân tộc trong nhà trường biết nghe, hiểu và nói được thành thạo tiếng việt.
Thực hiện các chế độ, chính sách cho giáo viên, trẻ em mầm non:
Nhà trường thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước cho học sinh dân tộc trong các năm học, lập danh sách học sinh được hưởng các chế độ, chính sách của chính phủ đầy đủ kịp thời. Cụ thể như chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh bán trú. Được thực hiện theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg, ngày 26/12/2011 của Thủ tướng chính phủ.
Thường xuyên quan tâm đến các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn để tạo điều kiện cho các em đến trường. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục.
Hằng năm nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa, vận động tuyên truyền để cha mẹ học sinh và toàn xã hội hiểu rõ về các chế độ chính sách mà nhà nước hỗ trợ học sinh để cha mẹ học sinh hiểu và đồng thuận với nhà trường trong việc quản lí và sử dụng đúng mục đích các khoản hỗ trợ.
Nhà trường đã huy động các tổ chức, doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh tài trợ xây dựng cơ sở vật chất, ủng hộ tiềm, gạo, vật chất cho các cháu học sinh tại các điểm trường khó khăn của nhà trường nhằm huy động tối đa học sinh trên địa bàn ra lớp, năm 2017: Ngân hàng thương mại cổ phần BIDV đã cải tạo, sửa chữa cho nhà trường điểm trường Co Củ trị giá: 90 triệu, tặng các cháu học sinh 200 bộ quần áo đồng phục trị giá: 18 triệu đồng, năm 2018 trường tiểu học Bế Văn Đàn ủng hộ các cháu học sinh 1 tạ gạo. năm 2019 các trường mầm non Hoa Ban, mầm non Him Lam ủng hộ các cháu học sinh 2 tạ gạo, đoàn từ thiện tỉnh Điện biên phối hợp với công an thành phố Điện Biên Phủ đã ủng hộ học sinh điểm Pa Pốm 2 chiếc quạt, 43 bộ quần áo, ủng hộ điểm Huổi Lơi 30 tấm xốp trải nền lớp học, Công ty cổ phần xây dựng số 1 Điện Biên tặng 85 xuất quà bánh kẹo cho các cháu học sinh điểm Pa pốm, điểm Huổi Lơi. Mặt trận tổ Quốc thành phố ủng hộ cho học sinh điểm Pa Pốm 34.056.000 đồng để nhà trường tổ chức ăn bán trú cho trẻ tại trường, tổ chức Unicef ửng hộ nhà trường 10 bình gốm lọc nước uống cho học sinh và 45 bánh xà phòng lifebuoy.
Các tổ chức từ thiện ủng hộ quà cho học sinh của nhà trường
Công tác quản lý, chỉ đạo.
Nhà trường luôn xác định rõ: Giáo dục dân tộc chính là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nói chung mà trong đó trách nhiệm chăm lo là của toàn Đảng, toàn dân. Trong những năm học vừa qua Nhà trường làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền phường về phát triển giáo dục và đào tạo cho học sinh dân tộc, thường xuyên kết hợp với chính quyền địa phương đặc biệt là văn hóa xã để nắm bắt đặc điểm tình hình của nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên kết hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương cùng vận động tuyên truyền để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp, tránh tình trạng trẻ nghỉ học, không ra lớp.
Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích , tăng cường trồng cây xanh xung quanh trường, tạo dựng môi trường trong lành, trang trí lớp học đẹp mắt, làm nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo, để trẻ thích đi học, thích tới trường tới lớp.
Những khó khăn, vướng mắc của nhà trường trong việc triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số:
Nhà trường đóng trên địa bàn dân cư điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc đóng góp cho con em ăn học ở trường còn có nhiều hạn chế. Nhà trường có điểm trường Pa Pốm diện tích, khuôn viên chật hẹp, nên cũng ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện tăng cường tiếng việt cho trẻ.
Với những kết quả đã đạt được trong việc triển khai Đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên, sự ủng hộ của cha mẹ trẻ và cộng đồng, tin tưởng rằng Đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số sẽ tiếp tục đạt được kết quả, thành tích cao hơn nữa trong giai đoạn 2020-2025./.